Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

CACH SANG DIA

CACH SANG DIA
Chào bạn, để ghi được đĩa điều đầu tiên mà chúng ta cần là phải có 1 chương trình ghi đĩa, thông dụng nhất hiện nay có lẽ là nero với phiên bản 7.x (có thể download tại google.com với từ khóa "download nero 7"). Sau đây mình cũng hướng dẫn bạn ghi đĩa CD, VCD, DVD bằng Nero 7.Sau khi tải và cài đặt chương trình nero, ta mở nó lên ta thấy 1 bảng hình chữ nhật với 2 phần, phần bên trái có 4 biểu tượng, hình bên phải là các tool của từng hình bên trái (theo tôi là dzậy).a/ Ghi Audio CD/Mp3/WMA/Nero digital Audio CD:Nhấp chuột vào biểu tượng Music trong khung bên trái, sau đó chọn Audio CD/Mp3/WMA/Nero digital Audio CD ở khung bên phải, nhấp nút ADD (biểu tượng là dấu thập hình xanh lá) để lựa chọn các bài hát cần ghi, sau đó nhấp ADD, rồi nhấp CLOSE để kết thúc. Nhấp nút tam giác (hình chữ nhật, nhỏ mà ốm, nằm ở bìa trái) để xuất hiện menu tùy chọn (option), trong khung Writing Speed, chọn tốc độ ghi là 16x, bỏ dấu chọn (uncheck) mục ALLOW FILES TO BE ADDED LATER, nhấp nút BURN để bắt đầu ghi đĩa. Trong quá trình ghi đĩa Nero 7 sẽ tự động chuyển đổi các bài hát.b/ Ghi VCD/SVCD/DVD (thao tác cũng tương tự như trên): Nhấp chuột vào biểu tượng Video/Pictures trong khung bên trái, chọn video CD/Supper Video CD/DVD, nhấp nút ADD (biểu tượng là dấu thập hình xanh lá) để lựa chọn các bài hát/đoạn phim cần ghi, sau đó nhấp ADD, rồi nhấp CLOSE để kết thúc. Nhấp nút tam giác (hình chữ nhật, nhỏ mà ốm, nằm ở bìa trái) để xuất hiện menu tùy chọn (option), trong khung Writing Speed, chọn tốc độ ghi là 16x nếu là ghi CD, chọn 4x/8x nếu ghi DVD, sau cùng nhấp nút Burn để bắt đầu ghi đĩa.Mình trình bày như dzậy không biết bạn này đọc có hiểu không, vì mình cũng dỡ môn văn lắm, nhưng dù sao cũng chúc bạn này thành công.

Bai tap PASCAL

Program Cay_Nhi_Phan;
Uses Crt;
TYPE
Str = String[24];
ConTro = ^BanGhi;
BanGhi = RECORD
HoTen : Str;
Luong : Real;
Trai,Phai : ConTro;
End;
VAR
Goc : ConTro;
Nv : BanGhi;
Ketthuc : Boolean;
Ch : Char;
{--------------------------------}
Procedure Chen(Var Goc : ConTro; Nv : BanGhi);
Var
P,P1 : ConTro;
Begin
If goc = Nil Then
Begin
New(Goc);
With Goc^ Do
Begin
HoTen := NV.HoTen;
Luong := NV.Luong;
Trai := Nil;
Phai := Nil;
End;
End
Else
Begin
P := Goc;
P1 := Nil;
While P <> Nil Do
Begin
P1 := P;
If Nv.HoTen <= P^.HoTen Then
P := P^.Trai
Else
P := P^.Phai;
End;
New(P);
With P^ Do
Begin
HoTen := NV.HoTen;
Luong := NV.Luong;
Trai := Nil;
Phai := Nil;
End;
If NV.HoTen <=P1^.HoTen Then
P1^.Trai := P
Else
P1^.Phai := P;
End;
End;
{--------------------------------}
Procedure Xoa(Var Goc : ConTro; Nv : BanGhi);
Var
P,P1,Q,Q1 : ConTro;
Nhanh :(NhanhTrai,NhanhPhai);
Begin
If Goc = Nil Then
Writeln('Cay rong')
Else
Begin
P := Goc;
P1 := Nil;
While (P <> Nil) And (P^.HoTen <> Nv.HoTen) Do
Begin
P1 := P;
If Nv.HoTen < P^.HoTen Then
Begin
P := P^.Trai;
Nhanh := NhanhTrai;
End
Else
Begin
P := P^.Phai;
Nhanh := NhanhPhai;
End;
End;
If P = Nil Then
Writeln('Khong tim thay')
Else
Begin
If (P^.Trai = Nil) Then
Q := P^.Phai
Else
Begin
Q := P^.Trai;
Q1 := Nil;
While Q^.Phai <> Nil Do
Begin
Q1 := Q;
Q := Q^.Phai;
End;
If Q1 <> Nil Then
Begin
Q1^.Phai := Q^.Trai;
Q^.Trai := P^.Trai;
End;
If P1 = Nil Then
Goc := Q
Else
Begin
If Nhanh = NhanhTrai Then
P1^.Trai := Q
Else
P1^.Phai := Q;
End;
Dispose(P);
End;
End;
End;
End;
{--------------------------------}
Procedure Tim(Goc : ConTro; Nv : BanGhi);
Var
P : ConTro;
Begin
P := Goc;
While (P <> Nil) And (P^.HoTen <> Nv.HoTen) Do
If NV.HoTen < P^.HoTen Then
P := P^.Trai
Else
P := P^.Phai;
If P = Nil Then
Writeln('Khong tim thay')
Else
Begin
Writeln('Tim thay');
Writeln(P^.HoTen,' ', P^.Luong:8:1);
End;
End;
{--------------------------------}
Procedure LNRLietKe(Goc : ConTro);
Begin
If Goc = Nil Then
Begin
Writeln('Cay rong, chua co du lieu');
End
Else
Begin
If Goc^.Trai <> Nil Then
LNRLietKe(Goc^.Trai);
Writeln(Goc^.HoTen,', ',Goc^.Luong:8:1);
If Goc^.Phai <> Nil Then
LNRLietKe(Goc^.Phai);
End;
End;
{--------------------------------}
BEGIN
Repeat
ClrScr;
Writeln;
Writeln('CAC CHUC NANG CAY NHI PHAN');
Writeln('--------------------------');
Writeln;
Writeln('1-Khoi tao cay');
Writeln('2-Noi them vao cay');
Writeln('3-Xoa khoi cay');
Writeln('4-Tim kiem tren cay');
Writeln('5-Liet ke danh sach');
Writeln('6-Ket thuc chuong trinh');
Writeln;
Write('Chon cac chuc nang tu 1 den 6: ');
Readln(Ch);
Case Ch Of
'1' : Begin
ClrScr;
Writeln('1-KHOI TAO CAY');
Writeln('Cay co thu tu LNR');
Writeln('-----------------');
Writeln;
Goc := Nil;
KetThuc := False;
Repeat
With Nv Do
Begin
Write('-Ho ten hoac de ngung: ');
Readln(HoTen);
If HoTen <> '' Then
Begin
Write('-Bac luong : ');
Readln(Luong);
Chen(Goc,Nv);
End
Else
KetThuc := True;
End;
Until ketThuc;
End;
'2' : Begin
ClrScr;
Writeln;
Writeln('2-NOI VAO CAY THEO THU TU');
Writeln('-------------------------');
Writeln;
KetThuc := False;
Repeat
With Nv Do
Begin
Write('-Ho ten hoac de ngung: ');
Readln(HoTen);
If HoTen <> '' Then
Begin
Write('-Bac luong : ');
Readln(Luong);
Chen(Goc,Nv);
End
Else
KetThuc := True;
End;
Until ketThuc;
End;
'3' : Begin
ClrScr;
Writeln;
Writeln('3.XOA KHOI CAY');
Writeln('--------------');
Writeln;
KetThuc := False;
Repeat
With Nv Do
Begin
Write('Ho ten can xoa, hoac de ngung: ');
Readln(HoTen);
If HoTen <> '' Then
Xoa(Goc,NV)
Else
KetThuc := True;
End;
Until KetThuc;
End;
'4' : Begin
ClrScr;
Writeln('4-TIM KIEM TREN CAY');
Writeln('-------------------');
Writeln;
ketThuc := False;
Repeat
With Nv Do
Begin
Write('Ho ten can tim, hoac de ngung: ');
Readln(HoTen);
If HoTen <> '' Then
Tim(Goc,NV)
Else
KetThuc := True;
End;
Until KetThuc;
End;
'5' : Begin
ClrScr;
Writeln('5-LIET KE NOI DUNG CAY');
Writeln('Hien thi theo thu tu ABC...');
Writeln('---------------------------');
Writeln;
LNRLietKe(Goc);
Writeln;
Write('Xem xong bam . . . ');
Readln
End;
'6' : Begin
Writeln('7- KET THUC CHUONG TRINH');
Writeln;
End;
End;
Until Ch = '6'
END.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

truong DHCT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH (SPK) SẴN SÀNG CHÀO ĐÓN CÁC BẠN!

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật – thành lập ngày 05/10/1962 tại Sài Gòn. Năm 1972, Trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức và được nâng cấp thành trường Đại học Giáo dục Thủ Đức vào năm 1974.
Sau ngày Giải phóng, năm 1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức trên cơ sở Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức. Năm 1984, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức sát nhập với trường Trung học Công nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Năm 1991, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sát nhập thêm trường Sư phạm Kỹ thuật V và phát triển cho đến ngày nay.
1. Ngôi trường lý tưởng
Tọa lạc tại số 1 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức - TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nằm ở cửa ngõ phía bắc của thành phố, ngay cạnh ngay ngã tư Thủ Đức hướng đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc. Trường cách trung tâm thành phố khoảng 10km, phương tiện đi lại rất thuận tiện.
Với một khuôn viên lý tưởng rộng khoảng 22 ha, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có một cơ ngơi bề thế: 150 phòng học lý thuyết, 15 phòng học chuyên dùng; 20 phòng thí nghiệm, 72 xưởng thực tập hiện đại đồng bộ; thư viện rộng 1520 m2 với 20.080 đầu sách, có 196200 bản sách; khu liên hợp thể dục thể thao với đủ các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, quần vợt..; khu ký túc xá gần trường với sức chứa 1500 chỗ tạo điều kiện tốt cho sinh viên có nhu cầu nội trú.
Do lịch sử để lại, Trường tập hợp được lợi thế của nhiều nền giáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Trường có 14 khoa, 13 phòng ban chức năng, 9 viện, trường trực thuộc và trung tâm nghiên cứu-đào tạo, chuyển giao công nghệ. Hiện nay trường đang đào tạo: 6 ngành bậc cao học, 24 ngành bậc đại học (từ HSPT-khối A,V, D), 6 ngành bậc đại học khối K (nghề 3/7), 5 ngành bậc đại học chuyển tiếp (từ CĐ lên), 6 ngành bậc cao đẳng, 6 ngành bậc THCN, 6 ngành bậc CNKT, với hơn 24.000 HSSV đang theo học.
Bên cạnh đó, Trường có nhiều chương trình Hợp tác và liên kết đào tạo quốc tế. Hiện tại chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ may và thiết kế thời trang phối hợp giữa nhà trường với trường Đại học Heriot Watt; kỹ sư ngành Điện-điện tử với trường ĐH Sunderlant, Vương quốc Anh và chương trình đào tạo thạc sĩ phối hợp với Trường ĐH Otto-von-Guericke Magdeburg, CHLB Đức đang được thực hiện. Với những chương trình này, người học có cơ hội nhận bằng cấp quốc tế với chi phí thấp.
2. Tuyển sinh ĐH
Hiện trường tuyển sinh 24 ngành bậc ĐH, gồm: Kỹ thuật điện - điện tử, Điện công nghiệp, Cơ khí chế tạo máy, Kỹ thuật công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ tự động, Cơ tin kỹ thuật, Thiết kế máy, Xây dựng dân dụng & công nghiệp, Cơ khí động lực (Cơ khí ô tô), Kỹ thuật nhiệt – điện lạnh, Kỹ thuật In, Công nghệ môi trường, Công nghệ thông tin, Công nghệ May, Công nghệ thực phẩm, Thiết kế thời trang, Kỹ thuật nữ công, Quản lý công nghiệp, Công nghệ điện tử - viễn thông, Công nghệ điện tự động, Kế toán, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Tiếng Anh. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một Trường đại học lớn có nhiều lĩnh vực đào tạo và các bậc đào tạo đa dạng vào loại bậc nhất của khu vực phía Nam và trong cả nước.
Tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM trong những năm gần đây có đặc điểm: Số lượng thí sinh đăng ký dự thi khoảng trên 20.000, tỷ lệ chọi không cao lắm-trừ một số ngành “thời thượng”. Điểm chuẩn tuyển sinh qua các năm gần đây đều ở mức trung bình “tốp 2”- rất phù hợp với thí sinh có học lực trung bình khá, khá-nếu giỏi thì khả năng trúng tuyển càng cao.
Với cơ cấu đào tạo đa hệ, nhiều bậc đào tạo và nhiều loại hình đào tạo cho phép thí sinh có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau cuối cùng vẫn đạt được mục tiêu học vấn của mình là tốt nghiệp ĐHSPKT TP.HCM. Nếu không đậu đại học có thể vào cao đẳng rồi sau đó học chuyển tiếp lên đại học; cũng thể học THCN hay học nghề sau đó dự thi tuyển sinh khối K vào đại học; thậm chí có thể học tại chức tại địa phương (trường có 20 cơ liên kết đào tạo tại các địa phương).
3. Đâu là điều hấp dẫn của ĐHSPKT TP.HCM!
Đặc điểm nổi bật trong quá trình đào tạo của trường là: Sinh viên tốt nghiệp vừa có kiến thức lý thuyết chuyên sâu đồng thời có tay nghề khá vững (vì trong 4 hoặc 4,5 năm đào tạo, sinh viên có thời gian khoảng gần một năm học tại phòng thí nghiệm xưởng thực tập). Sinh viên SPKT vừa làm được vừa nói được vì các em không những giỏi về chyên môn mà còn vững vàng về kiến thức sư phạm.
Qua số liệu khảo sát, thống kê của chương trình “Theo dấu vết sinh viên” thì 93,32% sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM sau khi ra trường tìm được việc làm ngay, mức độ hài lòng của người sử dụng trên 85%. Đó là một con số tự hào của nhà trường, là kết quả tổng hợp sức mạnh của nhà trường trong suốt hơn 40 năm qua phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đi làm đúng ngành nghề đào tạo khoảng trên 90%. Ưu thế của sinh viên ĐHSPKT TP.HCM trong tìm việc là ứng xử, thao diễn các tình huống kỹ thuật, công nghệ nhanh, thành thạo. Địa chỉ làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp là giảng đường các trường thuộc hệ thống Đại học, Cao đẳng Kỹ thuật, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mà hiện nay đang có nhu cầu rất lớn. Một bộ phận lớn sinh viên tốt nghiệp của trường đang và sẽ làm việc tại các Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung của các tỉnh thành trong cả nước.
Cánh cửa trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đang rộng mở để chào đón các bạn. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi tú tài, kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2008, và hy vọng được gặp lại các bạn trong ngôi trường thân yêu ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM!